0916068995

/upload/images/Anh%20hop%20dang/bosungtiep/c26.png
/upload/images/Anh%20hop%20dang/bosungtiep/c26.png

Potassium sorbate C6H7KO2 | Kali Sorbate | Chất Bảo Quản E202

Mã sản phẩm: SP0555

Tình trạng: sản phẩm có sẵn

Liên hệ

Số lượng

Potassium sorbate với công thức C6H7KO2 và còn có các tên gọi khác là Kali Sorbate, Chất Bảo Quản E202 được sử dụng nhiều làm phụ gia trong thực phẩm.

Tên sản phẩm

Potassium Sorbate

Tên gọi khác Kali Sorbate, Kali socbat, chất bảo quản E202
Công thức hóa học

C6H7KO2

Cấu tạo phân tử
cấu tạo phân tử Potassium Sorbate
CAS:

24634-61-5

Xuất xứ:

Trung Quốc

Ngoại quan

Dạng hạt sùng hoặc dạng hạt tròn màu trắng

Tính chất

- Tan nhiều trong nước: 58,2g/100ml (20°C); 58,5g/100ml (25°C), 65g/100ml (100°C); tan trong ethanol 

- Khối lượng phân tử: 150,22 g/mol

- Nhiệt độ nóng chảy: 270ᵒC

- pH: 7 tại 543 g/l tại 20oC

Ứng dụng:

- Kali Sorbate được sử dụng để ức chế nấm mốc và nấm men trong nhiều loại thực phẩm như trong sản xuất pho-mát, kem chua, bánh mì, bánh ngọt, bánh có nhân, bột bánh nướng, bột nhồi, kẹo mềm, bánh kem, bia, nước giải khát, bơ thực vật magarine, dầu dấm trộn, củ quả làm chua hoặc lên men, quả olive, cá muối hoặc xông khói, bánh kẹo, sốt mayonnaise.

- E202 là chất bảo quản được sử dụng trong các sản phẩm giò chả, nem chua

- Kali Sorbate không độc đối với cơ thể người, được công nhận là GRAS, khi cho vào sản phẩm thực phẩm không gây ra mùi vị lạ hay làm mất mùi tự nhiên của thực phẩm. Đây là một ưu điểm nổi bật của Kali socbat.

 Thông tin pháp lý

– Chất bảo quản E202  được Bộ Y tế cho phép sử dụng, thuộc Phụ lục 1 Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm

  • Trang 9 -10, QCVN 4-12:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất bảo quản, Bộ Y tế, ngày 22/12/2010
  • Trang 148 -152, Phụ lục 1 Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012)
Tỷ lệ sử dụng trong thực phẩm

Đối tượng sử dụng và hàm lượng theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT văn bản hợp nhất về hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm.

– Đối với mỗi nhóm thực phẩm khác nhau, Bộ Y tế đã quy định liều lượng cho phép sử dụng tối đa riêng. Tuân thủ đúng liều lượng này sẽ đảm bảo cho thực phẩm an toàn đối với người dùng, ngoài ra còn không gây mùi vị lạ, không mất mùi tự nhiên của thực phẩm, kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.

– Chất bảo quản E202 được dùng nhiều trong các sản phẩm lên men chua, đồ hộp, nước chấm. Liều lượng cụ thể được quy định như sau:

  • Quả ngâm dấm, dầu, hoặc nước muối: tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg
  • Quả ngâm đường: tỉ lệ sử dụng không quá 500 mg/kg
  • Sản phẩm quả lên men: tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg
  • Rau, củ (bao gồm nấm, rễ, thực vật thân củ và thân rễ, đậu, đỗ, lô hội), tảo biển, quả hạch và hạt, hạt nghiền và dạng phết nhuyễn (VD: bơ lạc): tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg
  • Cá, sản phẩm thủy sản hun khói, sấy khô, lên men hoặc ướp muối, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai: tỉ lệ sử dụng không quá 200 mg/kg
  • Sản phẩm thủy sản và cá đã nấu chín: tỉ lệ sử dụng không quá 2000 mg/kg
  • Nước chấm không ở dạng nhũ tương (VD: tương cà chua, tương ớt, sốt kem, nước thịt): tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg
Quy cách:

25kg/thùng

Bảo quản

Thời hạn sử dụng: 2 năm

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

0
0 Đánh giá
0
0
0
0
0
Chưa có đánh giá & nhận xét
Đóng
Hình ảnh thực tế từ khách hàng(0).

Sản phẩm liên quan